Theo định nghĩa của BS CKII Trần Giao Hòa, nguyên trưởng bộ môn nha chu ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh, giảng viên giảng dạy khóa học Phẫu Thuật nha chu tại trung tâm đào tạo y khoa IDS : Xương ổ răng là phần của xương hàm tạo ra và nâng đỡ các ổ răng. Các ổ này được thành lập cùng lúc với sự phát triển mọc răng và sẽ tiêu dần khi răng mất đi.
Tiêu xương là chỉ tình trạng xương bị mất đi hay bị thoái hóa đi. Tiêu xương ổ răng thực chất chính là chỉ việc tiêu xương hàm, hiện tượng tiêu xương là chỉ độ dày của xương hàm giảm, xương bị thu hẹp lại và thoái hóa.

Thông thường tiêu xương ổ răng bắt nguồn từ 2 lý do sau đây:
Cao răng, viêm nướu: Khi nướu bị viêm hoặc có cao răng, vi khuẩn sẽ tấn công từ nướu, làm đứt các dây chằng nha chu dần dần, rồi đi sâu xuống dưới chân răng, hình thành các túi nha chu. Tiếp đó xâm nhập vào ổ răng và làm tiêu phần xương ổ răng. Xương ổ răng vốn là liên kết của hợp chất muối khoáng, khá mềm nên dễ bị tiêu hủy một khi đã bị vi khuẩn xâm nhập.
Mất răng: Khi chân răng bị mất, ổ răng sẽ bị rỗng. Nếu khoảng rỗng này không được bù lại bằng một chân răng mới thì xương ổ mềm sẽ không tự tái tạo kịp mà ngược lại xu hướng dễ xảy ra là xương sẽ sụt dần vào khoảng trống và thấp dần đi so với chiều cao ban đầu. Tình trạng này có thể dẫn tới khá nhiều vấn đền răng miệng và ảnh hưởng đến sự ổn định của cấu trực xương – răng tổng thể. Do vậy những người mất răng sớm cần lưu ý về những dấu hiệu bệnh lý nhằm mục đích khám và điều trị kịp thời tránh các ảnh hưởng tiêu cực tới thẩm mỹ và sức
Tác hại của tiêu xương ổ răng
Chỉ xét riêng bản chất của sự tiêu xương răng cũng đã phản ánh sự tiêu xương là tiến trình không tốt cho sức khỏe răng miệng, cụ thể tiêu xương ổ răng có thể dẫn đến những hệ quả sau đây:
Tụt nướu: Đây là hệ quả xấu đầu tiên và dễ nhận thấy nhất. Bởi vì xương răng tiêu thường sẽ thụ nhỏ về chiều cao, thành xương không còn đủ rộng và cao để nâng đỡ nướu nên nướu bị tụt thấp và bờ nướu có thể nhỏ dần lại. Điều này gây ra những ảnh hưởng không tốt về mặt thẩm mỹ cho hàm răng.

Các răng bị xô lệch: Sở dĩ các răng trên cung hàm có thể đứng ngay ngắn và vững chắc trên cung răng là do có xương hàm rắn chắc nâng đỡ. Khi xương bị tiêu sụt, chân răng không được giữ chặt sẽ đổ nghiêng về khoảng trống bị tiêu xương răng khiến cho nhiều răng bị xô lệch.Các răng bị xô lệch làm giảm chức năng nhai của người bệnh.
Tiêu xương hàm: Tiêu xương răng không được khắc phục sẽ dần tiêu hõm cả xương hàm, khiến cho xương hàm thu nhỏ lại về kích cỡ chiều cao và mật độ.
Khi xương răng và xương hàm bị tiêu thì đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến yếu tố thẩm mỹ. Phần miệng sẽ bị móm dần, hõm vòm làm khuôn mặt như bị gãy, cằm nhọn và nhô ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến yếu tố thẩm mỹ
Ngăn chặn và điều trị tiêu xương ổ răng
Từ nguyên nhân của bệnh có thể thấy để ngăn chặn bệnh lý tiêu xương ổ răng ta cần tránh cao răng, viêm nướu và mất răng. Chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách, làm sạch mảng bám, lấy cao răng định kỳ, tránh va chạm làm tổn thương răng, mất răng. Nếu có các biểu hiện về cao răng hay viêm nướu cần điều trị càng sớm các tốt để tránh sự tấn công của vi khuẩn tới xương ổ răng.
Nếu xương răng đã bị tiêu thì tốt nhất nên tiến hành ghép xương hoàn chỉnh kết hợp khắc phục các nguyên nhân gây tiêu xương trực tiếp. Ghép xương sẽ là giải pháp giúp bổ sung phần xương bị mất, giúp nâng đỡ phần cơ mặt. Hiện nay, có hai cách ghép xương tự thân và ghép xương nhân tạo. Việc sử dụng phương pháp ghép xương nào sẽ căn cứ theo bệnh lý của bệnh nhân và chỉ định của Bác sĩ.
Ghép xương tự thân cần xương lấy ở một vị trí nào đó trên cơ thể người bệnh, có thể là xương cằm, xương sọ, xương hông…nhưng việc ghép xương này chỉ được tiến hành khi bệnh nhân có sức khỏe tốt, trên 18 tuổi và không mắc các bệnh lý răng miệng cũng như bệnh lý toàn thân như các bệnh về máu, gan thận. Khi ghép xương tự thân thì sau một thời gian chỗ xương ghép và xương hàm thật sẽ liền thành một khối và bệnh nhân sẽ không còn cảm giác đau nhức.
Ghép xương nhân tạo là phương pháp tạo khoảng trống cho xương tự thân phát triền, sau đó xương nhân tạo này sẽ tự tiêu tan. Trong đó, cứ 1 tháng, xương tự thân sẽ phát triển thêm 1mm nên phải cần 6 tháng xương mới phát triển đến mức cần thiết cho cấy ghép Implant và cần thêm 3 đến 6 tháng nữa mới làm phục hình trên Implant.
Tiêu xương răng chữa như thế nào sẽ phụ thuộc vào chỉ định của nha sỹ sau khi đã tiến hành thăm khám kỹ lưỡng bằng cách chụp X-ray, CT cắt lớp. Điều quan trọng là tình trạng này cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì hiệu quả mới đạt được tối ưu nhất. Trường hợp các bệnh lý răng miệng phát sinh, bạn cần gặp nha sỹ để có phương pháp điều trị tốt nhất và nếu mất răng thì cần nhanh chóng cấy ghép implant để làm giảm nguy cơ tiêu hõm xương.