Sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu là gì?
Hình ảnh: Sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu là gì?
PRP có tên viết tắt tiếng anh là huyết tương giàu tiểu cầu, là loại huyết tương có hàm lượng tiểu cầu cao gấp 4 – 6 lần so với bình thường. Huyết tương giàu tiểu cầu được chiết lọc, li tâm từ chính máu tự thân của con người để tạo ra các tế bào tiểu cầu, nhằm đẩy nhanh sự hồi phục của các mô tổn thương, làm lành các mạch máu. Nếu như trong máu chỉ tồn tại khoảng 6% huyết tương và tiểu cầu thì màng PRP lại sở hữu 94% cho cả hai loại tế bào này.
Ứng dụng công nghệ màng tế bào PRP trong phẫu thuật trải qua 4 bước cơ bản:
Bước 1: Lấy máu tự thân của khách hàng
Bước 2: Quay li tâm để tách huyết tương
Bước 3: Lọc lấy màng huyết tương giàu tiểu cầu
Bước 4: Phủ màng PRP lên vị trí ghép xương
Bởi vậy, công nghệ cấy ghép xương bằng màng tế bào PRP sẽ giúp bạn có một kết cấu xương hàm đầy đủ, vững chắc để phục hình Implant.
Trường hợp nào phải cấy ghép xương trước khi phục hình Implant?
Hình ảnh: Ca lâm sàng về sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu
Đối với những bệnh nhân thiếu răng, mất răng toàn hàm thì cấy ghép implant là một sự lựa chọn tối ưu để lấy lại một hàm răng đều đặn, có đầy đủ chức năng nhai cũng như thẩm mỹ. Cấy ghép Implant có khả năng phục hình răng hoàn hảo nhờ tạo ra một chiếc răng độc lập bao gồm cả chân răng, thân răng nhờ trụ Implant được cắm trực tiếp vào xương hàm.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đáp ứng được yêu cầu xương hàm thật sự chắc khỏe mà có thể cấu trúc xương hàm của một số người không đủ vững chắc để nâng đỡ cho trụ Implant. Do đó, trước khi cấy ghép Implant, bác sĩ sẽ phải tiến hành ghép xương để làm nền móng cho việc phục hình răng đạt kết quả như mong đợi. Một số trường hợp bắt buộc phải cấy ghép xương trước khi phục hình implant cụ thể như sau: mất răng lâu năm, xương hàm bị khuyết do chấn thương, tai nạn, thiếu, khuyết xương hàm do dị tật bẩm sinh.
Vai trò của màng PRP trong ghép xương và phục hình Implant:
Để tạo ra huyết tương giàu tiểu cầu, máu sau khi lấy từ chính cơ thể khách hàng sẽ trải qua một quy trình ly tâm, khép kín, loại bỏ hết bạch cầu, hồng cầu trong máu, chỉ giữ lại huyết tương giàu tiểu cầu. Chúng giúp cho khả năng tái tạo các mô, mạch máu bị tổn thương sau cấy ghép; tạo cầu nối kích thích giúp xương cấy ghép nhanh thích ứng và liền mạch với cấu trúc xương hàm; đẩy nhanh phục hồi, đặc biệt là với những người bị loãng xương; giảm thiểu tình trạng ê buốt sau phẫu thuật cấy ghép.
Theo Bác sỹ Lê Đức Lánh chia sẻ: “Màng tế bào PRP là nghiên cứu mới nhất trong phẫu thuật hàm hô móm cho kết quả tốt hơn so với kỹ thuật chưa áp dụng PRP. Bệnh nhân sẽ hồi phục sớm nhờ cấu trúc xương liền nhanh hơn”.
Công nghệ màng tế bào PRP trong điều trị hàm hô móm được nghiên cứu và ứng dụng cho thấy kết quả tốt, là một tín hiệu mừng dành cho bệnh nhân. Đây là kỹ thuật tạo màng tế bào bọc toàn bộ lớp xương sau khi cắt giúp kích thích cho xương lành nhanh chỉ trong 2 – 4 tuần.