Trung tâm đào tạo Y khoa IDS chia sẻ về răng số 8 để Người đọc đưa ra được quyết định giữ hay nhổ bỏ răng số 8 ( răng khôn).
Răng số 8 ( răng khôn) là răng nào ?
Răng hàm số 8 thường được gọi là Răng khôn là răng hàm lớn thứ ba, mọc trong độ tuổi từ 17 và 25 hoặc có người muộn hơn trên 30 tuổi mới mọc răng số 8. Mỗi người thường có 4 răng hàm số 8 ở 4 phần hàm, có người không thấy răng khôn mọc lên nhưng thực tế vẫn có thể có răng khôn và do răng mọc lệch, ngầm dưới xương hàm và bị mô mềm che phủ . Do đó, chỉ khi đến gặp bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt, bạn mới có thể biết chính xác mình có gặp vấn đề với răng khôn hay không.

Răng số 8 ( răng khôn ) mọc trong bao lâu ?
Răng số 8 mọc ở mỗi người hoàn toàn khác nhau, và thường không mọc hoàn toàn và có thể kéo dài thành nhiều đợt qua vài năm.
Quá trình mọc răng khôn có thể chia thành nhiều đợt nhú, mỗi đợt như thế lại gây đau cho người mọc răng. Khoảng cách các đợt có thể là vài tháng hoặc lâu hơn.
Đã có nhiều người để mọc xong một chiếc răng khôn phải mất vài năm, mỗi năm nhích lên một chút. Vì thế mà cơn đau cũng lặp lại trong vài năm. Và mỗi lần đau cũng kéo dài vài ngày, 1 tuần. Nếu mặt răng vẫn còn bị lợi phủ 1 phần nào đó thì những đợt nhú của răng gây nên những cơn đau nhiều và đau hơn bình thường và thường phải có thuốc hỗ trợ.
Răng số 8 có bao nhiêu chân ?
Răng khôn hàm trên và răng khôn hàm dưới với số lượng chân răng khác nhau.
Răng khôn hàm dưới có hai chân răng: Một chân ở gần giữa răng được gọi là chân gần giữa. Một chân ở xa giữa răng gọi là chân xa giữa.
Răng khôn hàm trên có 3 chân răng: Hai chân ở mặt má được gọi lần lượt là chân gần giữa má, chân xa giữa. Một chân ở mặt vòm họng, được gọi là chân vòm họng. Ba chân răng giống như ba chân của một cái đỉnh.
Biết được răng khôn có mấy chân sẽ giúp chúng ta nhận định được ca nhổ răng khôn khó hay dễ. Nhổ răng khôn khó hơn nhổ răng mặt rất nhiều, khó hơn cả nhổ các răng hàm khác. Bởi vì răng nằm quá sâu. Hơn nữa, việc nhổ răng khôn còn cần phải đảm bảo an toàn cho xương hàm và răng số 7 kế cận, tránh tai biến do thế mọc nguy hiểm của răng khôn gây ra.
Đau răng số 8 ( răng khôn)
Răng khôn là răng mọc sau cùng trên cung hàm nên thường bị thiếu chỗ nên thường đâm ngang vào răng bên cạnh, mọc lệch đâm vào má, hay mọc ngầm dưới nướu gây nên cảm giác đau khi có đơt nhú. Đau răng khôn là triệu chứng rất thường gặp và thường đau hơn ở những răng vẫn còn bị lợi phủ 1 phần
Vì vậy tốt nhất bạn nên thăm khám khi đau răng để biết nguyên nhân chính gây nên đau răng khôn bởi Bạn cần chụp phim mới thấy rõ được kết quả. Và tốt nhất nên thăm khám sớm để kịp thời điều trị tránh để ảnh hưởng đến các răng xung quanh.

Răng số 8 mọc lệch, bị sâu, mọc ngầm…
Đây là các bệnh lý thường gặp phải đối với Răng số 8
Khi răng khôn mọc, do xương hàm không có đủ vị trí nên nó sẽ đâm sang răng bên cạnh ( triệu chứng răng mọc lệch), khiến cho chiếc răng này dần bị tiêu hủy, lung lay, nặng hơn nó sẽ xô đẩy chèn ép dây chuyền lên toàn bộ hàm răng gây nên rụng răng. Triệu chứng sớm của việc mọc lệch này là những cơn đau âm ỉ ở khu vực có răng khôn.
Mặt khác, chế độ ăn mềm của người hiện đại làm giảm sự phát triển của xương hàm. Những yếu tố này góp phần làm mất cân xứng giữa răng và kích thước xương hàm, dẫn đến tình trạng hay mọc ngầm, mọc kẹt của răng hàm số 8.
Vì là răng trong cùng và nhiều khi vẫn còn bị mô mềm che phủ nên việc vệ sinh vùng răng số 8 là khó khăn hơn cả nên rất dễ bị sâu răng số 8 nếu không được chăm sóc và vệ sinh cẩn thận.
Những biểu hiện trên có thể gây nên những triệu chứng nghiêm trọng nếu không xử lý sớm như :
Viêm lợi, nhiễm trùng nướu
Gây u, nang xương hàm
Rối loạn về phản xạ và cảm giác
Nhổ răng sô 8 ( răng khôn)
Răng khôn vốn không hỗ trợ cho ăn nhai, cũng không có chức năng thẩm mỹ do nằm quá sâu bên trong nên không nhất thiết phải duy trì và Thời điểm nhổ răng hàm số 8 tốt nhất là từ 18 đến 25 tuổi, khi chân răng hình thành được 2/3. Trên 35 tuổi nhổ răng hàm số 8 rất khó khăn và phải phẫu thuật.
Khi nào cần thiết nhổ răng khôn?
Việc chỉ định nhổ răng khôn sẽ do Bác sĩ và thông thường Răng khôn cần thiết phải nhổ khi :

– Mọc răng hàm số 8 gây ra các biến chứng đau, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, u nang, ảnh hưởng đến răng lân cận.
– Răng hàm số 8 chưa gây ra biến chứng, nhưng giữa răng hàm số 8 và răng bên cạnh có khe giắt thức ăn, thì cũng có chỉ định nhổ răng hàm số 8 để ngăn ngừa biến chứng.
– Răng hàm số 8 mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở bởi xương và nướu nhưng không có răng đối diện ăn khớp, làm răng hàm số 8 trồi dài xuống hàm đối diện. Điều này tạo bậc thang giữa răng hàm số 8 và răng bên cạnh, gây nhồi nhét thức ăn, lở loét nướu hàm đối diện.
– Hình dạng răng hàm số 8 bất thường, nhỏ, dị dạng, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh, lâu ngày gây sâu răng và viêm nha chu răng bên cạnh.
– Bản thân răng hàm số 8 có bệnh nha chu hoặc sâu răng lan rộng.
– Nhổ răng hàm số 8 để chỉnh hình, làm răng giả, hoặc răng hàm số 8 là nguyên nhân của một số bệnh toàn thân khác cũng nên được nhổ bỏ.
Trường hợp không cần phải nhổ răng khôn
– Không phải tất cả răng hàm số 8 cần phải nhổ. Một chiếc răng hàm số 8 mọc thẳng, bình thường, không bị kẹt bởi mô xương và nướu, không gây biến chứng, thì có thể được giữ lại miễn là bệnh nhân dùng chỉ tơ nha khoa và bàn chải để làm sạch một cách triệt để.
– Bệnh nhân có một số bệnh lý toàn thân không kiểm soát tốt như tim mạch, tiểu đường, rối loạn đông cầm máu… cũng không cần thiết phải nhổ răng số 8
– Nhổ răng khôn liên quan trực tiếp đến một số các cấu trúc giải phẫu quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh… mà Người có răng khôn không thể sử dụng các phương pháp phẫu thuật chuyên biệt để thực hiện.
Như vậy, Chúng ta cần nắm được các biểu hiện của đau răng khôn, thăm khám và điều trị kịp thời tốt nhất trong độ tuổi 18-25.
>>> Xem ngay bài viết Sống chung với ” Răng khôn” đối với trường hợp không có chỉ định nhổ răng khôn.