I. Phương pháp gây tê tại chỗ:
Hình ảnh: Phương pháp gây tê tại chỗ
1. Gây tê bề mặt:
Là gây tê bằng cách áp đặt trực tiếp vào bề mặt niêm mạc một lượng thuốc tê có khả năng thẩm thấu hay tạo lạnh làm tê các đầu mút của những sợi thần kinh ngoại biên. Tác dụng tê ngắn, chỉ can thiệp các trường hợp dễ, nhanh như: nhổ răng lung lay nhiều, chích áp xe, lấy cao răng,…
a. Bôi tê:
– Dùng những thuốc có tính thẩm thấu nhanh qua niêm mạc như dung dịch Lidocaine 10% hay dung dịch Benzocaine 4% hoặc 10%.
– Kỹ thuật: Sát khuẩn, lau khô vùng định gây tê, dùng 1 viên bông thấm thuốc, bôi lên vùng niêm mạc quanh chân răng nhổ chờ 1 vài phút cho thuốc tê ngấm rồi can thiệp nhanh.
b. Phun tê:
– Lidocaine 10% đựng trong những chai có ống phun khí dung dịch. Sử dụng bằng cách phun thuốc tê cho tia thuốc vào ngay vùng niêm mạc muốn gây tê, chờ vài phút rồi can thiệp.
– Ethyl Clorua (Kelen) làm tê bằng cách bay hơi thật nhanh làm hạ nhiệt độ xuống thấp tạo tê. Sử dụng bằng cách cầm chai thuốc dốc ngược và đầu hướng về phía gây tê, tia thuốc xịt cách niêm mạc 2 cm rồi đưa xa từ từ đến cách 15cm. Chờ cho lớp này tan đi rồi xịt lần 2. Khi vùng gây tê trắng ra thì can thiệp.
2. Gây tê tại chỗ bằng tiêm
• Các loại thuốc tê: Articaine, Bupivacaine, Lidocaine, Mepivacaine, Prilocaine
– Phương pháp:
a. Gây tê niêm mạc
• Răng 1 chân:
– Ở mặt ngoài tiêm 2 mũi:
– Mũi 1 cách cổ răng 3- 5 mm, đâm kim chạm xương thẳng với thân răng hợp với lợi góc 45*, tiêm ¼ ml dung dịch thuốc tê từ từ
– Mũi 2 tiêm ngay sau đó cách cổ răng 15mm vào ngách lợi tương ứng với cuống răng khoảng ½ đến 1 ml.
– Ở mặt trong (phía lưỡi) có thể tiêm thêm 1 mũi phụ nữa, đâm kim như mặt ngoài nhưng không nên tiêm dưới màng xương vì đau và có khả năng gây tai biến viêm màng xương và máu tụ. Tiêm khoảng ½ ml cách cổ răng 3-5 mm.
Sau khi tiêm chờ 5-10p để thuốc tê có tác dụng gây tê và kéo dài 30-40 p.
• Răng nhiều chân:
– Ở mặt ngoài tiêm 3 mũi:
– Mũi 1 ở phía gần, mũi 2 phía xa thân răng cách cổ răng 3-5mm, mỗi mũi 1/2 -1 ml.
– Mũi 3 tiêm ngay sau đó cách cổ răng 15 mm khoảng 1/2 -1 ml dung dịch thuốc tê, cách tiêm như ở răng 1 chân.
– Ở mặt trong: tiêm 1 mũi giống như răng 1 chân nhưng hàm trên thì tiêm cách cổ răng 15mm còn hàm dưới thì cách cổ răng 3-5mm.
2. Gây tê dây chằng
Kỹ thuật: Đâm kim đứng song song với trục của răng ở phía gần và xa mép kim ép sát chân răng muốn nhổ, xuống sâu càng tốt, yêu cầu có 1 sức ép mạnh.
II. Phương pháp kỹ thuật gây tê vùng:
Hình ảnh: Phương pháp kỹ thuật gây tê vùng
Bằng cách tiêm ngấm thuốc gây tê ngay trên trục dây thần kinh làm cắt đứt cảm giác bên trong toàn bộ vùng chi phối của dây thần kinh đó. Thuận tiện của phương pháp này là chỉ tiêm 1 mũi với lượng thuốc tê vừa phải nhưng tê rộng và lâu.
1. Gây tê vùng hàm trên
+ Gây tê dây thần kinh răng trên sau
Kỹ thuật: Bệnh nhân nằm ngửa ở tư thế 45*, miệng há nhỏ, đâm kim nhỏ dài 5cm ở ngách lợi ngang cuống răng hàm lớn thứ 2, đi sát xương chếch lên trên và ra sau, trục kim làm thành góc 45* với mặt phẳng cắn, đâm sâu khoảng 1,5 cm bơm 0,5 ml thuốc tê, tiếp tục đâm kim sâu 1,5 cm nữa bơm nốt 1,5 ml thuốc tê còn lại, cảm giác tê bắt đầu sau 5’ và kéo dài.
+ Gây tê dây thần kinh khẩu cái trước
Kỹ thuật: Bệnh nhân nằm ngửa, há to miệng, dùng ngón trỏ bàn tay trái tìm mốc, đâm kim sâu 1 cm theo chiều từ trước ra sau và hơi nghiêng ra ngoài, bơm 1ml thuốc tê, cảm giác tê ngắn khoảng 30’.
+ Gây tê dây thần kinh mũi – khẩu cái
– Giải phẫu: dây thần kinh mũi – khẩu cái là nhánh cuối cùng của dây thần kinh bướm khẩu cái. Dây này chui vào hố mũi qua lỗ bướm – khẩu và chạy dài theo vách mũi từ sau tới trước và từ trên xuống dưới cuối cùng chui ra ở lỗ khẩu cái trước (lỗ ống răng trên) cách bờ ổ răng ~ 1cm.
+ Gây tê dây thần kinh răng trên trước ở lỗ dưới ổ mắt
Kỹ thuật: Đường trong miệng: Sau khi tìm được lỗ dưới ổ mắt, ta đánh dấu, rồi đâm kim từ ngách lợi, ngang ở khoảng giữa răng cửa giữa và răng cửa bên. Kim đi sát xương theo hướng đến điểm đánh dấu lỗ dưới ổ mắt tiêm thêm 1ml
Đường ngoài miệng: Sử dụng khi viêm, áp xe hoặc nang khối u ở tiền đình hàm trên, đâm kim thấp hơn 40* – 50* vào lỗ dưới ổ mắt khi chạm xương tiêm 1ml. Nếu muốn gây tê sâu và rộng, đâm kim sâu vào lỗ tiêm trên 1ml
2. Gây tê vùng hàm dưới
+ Gây tê dây thần kinh răng dưới
Kỹ thuật:
+ Bệnh nhân ngồi, miệng há, mặt phẳng hàm dưới song song với sàn nhà
+ Bác sỹ đứng trước bên phải bệnh nhân
+ Dùng ngón tay trỏ trái sờ bờ trước cành cao, ở đây có tam giác sau răng hàm, hai bên tam giác có bờ ngoài và bờ trong, điểm lồi của dây chằng chân bướm hàm
+ Đặt ngón tay trỏ trái trên mặt nhai răng hàm cuối cùng, móng tay hướng lên trên.
+ Trượt ngón tay len xuống trên bờ trước cành cao xác định điểm thấp nhất khoảng 1cm trên mặt nhau răng hàm sau cùng, ở vị trí này di chuyển ngón tay về phía lưỡi sẽ ngang qua 1 trũng xương hơi phẳng.
+ Đưa mũi kim vào trong để đi vòng theo bờ trong của tam giác và vẫn sát với xương đâm kim sâu khoảng 1cm tiêm khoảng 0,5 ml thuốc tê
+ Chuyển thân bơm tiêm về phía răng hàm nhỏ đối diện tiwwps tục đâm sâu 1,5 cm và vẫn sát xương. Tổng cộng đường đi là 2,5 cm là tới vùng gai Spix, và tiêm thêm 1,5 ml thuốc tê
+ Gây tê dây thần kinh cằm
Kỹ thuật áp dụng đó là cho đầu bệnh nhân hơi cúi về phía trước. Đặt bơm kim tiêm gần thằng đứng, đâm kim vào ngách lợi tương ứng với lỗ cằm ở dưới cuống răng 5 (hoặc ở giữa răng 4,5) 1 góc 15* so với trục răng từ phía trước ra sau. Đâm kim sâu 1 cm tới lỗ cằm rồi bơm từ 1,5 đến 2ml thuốc tê.
+ Gây tê dây thần kinh lưỡi
Vận dụng kỹ thuật đẩy lưỡi về 1 bên để lộ đáy rãnh lợi đâm kim xuyên qua niêm mạc ở đáy rãnh lợi, hơi gần lợi hơn lưỡi sâu khoảng 1 – 1,5 cm vừa tiếp tục đâm kim vừa tiêm cho hết 2ml thuốc tê.
+ Gây tê dây thần kinh miệng
Điểm mốc của kỹ thuật gây tê thần kinh miệng là lỗ ống Stenon. Kỹ thuật như sau: đâm kim 1 cm về phía sau và 1cm về phía dưới lỗ ống Stenon, đâm kim sâu 1 cm đồng thời bơm cho đủ 2ml thuốc tê.
+ Gây tê 3 dây thần kinh miệng – lưỡi – răng dưới
Bác sỹ sử dụng đâm kim về phía gai Spix, cách bờ trước cành cao 1 ngón tay trong má vượt qua bờ ngoài của tam giác, sau đó vượt qua bờ trong cũng như để gây tê răng dưới và cũng theo phương pháp trên đi đến gai Spix ở từng đoạn: má, bờ ngoài tam giác, bờ trong, gai Spix, tiêm 1 ml thuốc tê.
Chương trình “Đau và chế ngự đau trong Nha khoa” của Bác sỹ Lê Đức Lánh kết hợp với Trung tâm Đào tạo Y khoa IDS sẽ giúp các bạn hiểu sâu sắc các kiến thức khoa học cũng như thực hiện một cách thành thạo các kỹ năng cần thiết trên đây.