Viêm nha chu là gì?
Hình ảnh: Bệnh viêm nha chu là gì?
Nha là răng, chu là chu vi xung quanh răng. Nha chu là một tổ chức xung quanh răng, có nhiệm vụ chống đỡ, giữ răng trong xương hàm. Một răng khỏe mạnh thường được giữ trong xương hàm bởi các yếu tố sau: xương ổ răng, dây chằng và nướu răng. Nướu ôm sát lấy răng để che chở các mô dễ nhạy cảm bên dưới, giúp ngăn ngừa không cho vi khuẩn xâm nhập vào và làm hại răng. Nướu tốt là nền tảng cho hàm răng tốt.
Bệnh viêm nha chu là tình trạng bệnh lý của mô nha chu bao gồm viêm nướu và viêm nha chu phá hủy. Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh nha chu là do tình trạng vệ sinh răng miệng kém tạo điều kiện cho các mảng thức ăn bám dọc theo cổ răng, khe răng. Vi khuẩn tích tụ trong các mảng bám này sẽ gây nướu răng. Theo thời gian, mảng bám răng bị vôi hóa thành vôi răng. Khi ấy, nướu sẽ bị viêm nặng hơn, bệnh chuyển sang giai đoạn viêm nha chu. Bệnh sẽ tiến triển rất nhanh nếu cơ thể có một bệnh toàn thân nào đó làm giảm sức đề kháng của cơ thể.
Bệnh viêm nha chu có nguy hiểm hay không?
Hình ảnh: Bệnh viêm nha chu nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm
Nếu không kịp thời điều trị bệnh nha chu, ngoài việc các mô nâng đỡ chân răng bị phá hủy, lệch răng, bệnh nha chu còn gây hôi miệng cho người bệnh khiến họ thiếu tự tin trong giao tiếp, bị cô lập trong cuộc sống. Không những thế, bệnh còn có những biến chứng nguy hiểm như làm đau vùng thái dương, gây khó khăn cho bệnh nhân trong việc ăn uống gây nên chứng đau dạ dày ở người mắc bệnh viêm nha chu. Nó còn có thể dẫn đến các bệnh về tim mạch, phổi hoặc tiểu đường. Đối với phụ nữ đang mang thai, bệnh nha chu còn gây ra tình trạng sinh non.
Phương pháp điều trị viêm nha chu hiệu quả nhất:
Hình ảnh: Điều trị bệnh viêm nha chu
Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể mới có biện pháp điều trị bệnh nha chu. Bệnh càng được phát hiện và điều trị sớm càng đơn giản và nhanh khỏi. Còn trong trường hợp bệnh viêm nha chu mãn tính thì liệu trình điều trị sẽ khó khăn hơn.
Vào giai đoạn đầu xuất hiện dấu hiệu bệnh nha chu, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bệnh bằng thuốc. Có một số loại thuốc điều trị viêm nha chu tại chỗ bệnh viêm nha chu như: gel giảm đau, gel chống viêm Kamistad-Gel, viên ngậm chống nhiễm khuẩn Lemocin… Các loại thuốc cho tác dụng tổng quát để trị các bệnh nhiễm trùng, kháng viêm giảm đau trong các bệnh răng miệng như kháng sinh, thuốc giảm đau và thuốc corticoid.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần phải bổ sung thêm các loại vitamin C, E để tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng và điều trị bệnh scorbut gây viêm nha chu.
Ở giai đoạn bệnh nha chu phát triển nặng hơn, không thể điều trị bằng cách uống thuốc nữa mà bác sỹ sẽ đưa ra một phác đồ điều trị phù hợp nhất cho từng trường hợp.
Thao tác đầu tiên trong phác đồ chữa viêm nha chu là lấy cao răng, làm sạch khoang miệng bởi vì đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh nha chu.
Đối với những người bệnh xuất hiện những túi nha chu (ổ mủ), các nha sỹ sẽ áp dụng phương pháp điều trị khẩn cấp. Bởi vì tuy ổ mủ chỉ là cơn cấp tính của viêm nha chu, nhưng nếu để ổ mủ tồn tại lâu sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm mãn tính, khiến cấu trúc bảo vệ răng ngày càng lỏng lẻo. Cũng tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sỹ sẽ quyết định áp dụng các biện pháp cụ thể như: chỉnh sửa, thay thế những cấu trúc bị vi khuẩn phá hủy; cố định răng lung lay; phẫu thuật cấy ghép mô, nướu răng.`
Với mong muốn truyền thụ những mảng kiến thức lý thuyết và nâng cao kỹ năng thực hành phẫu thuật nha chu bằng trí tuệ, niềm đam mê và cả kinh nghiệm lâu năm của mình, TS.BS Nguyễn Đức Thắng, Trưởng khoa Nha chu Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội, Phó chủ tịch Hội Nha chu Việt Nam đã tổ chức Khóa học “Phẫu thuật nha chu” bắt đầu vào 20//12/2017 dành cho các bác sỹ, y sỹ trẻ. Hi vọng sẽ có sự góp mặt của tất cả các bác sỹ, y sỹ trẻ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc.