Về cơ bản các ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của trẻ phụ thuộc vào cách chăm sóc hàng ngày của gia đình. 90% dân số chưa nhận thức được việc sức khỏe răng miệng của trẻ đã chịu ảnh hưởng ngay từ chính ngay trong bào thai. Các tác động bao gồm vật lý ( lực khi cánh tay trẻ để lên mặt…, các tác động hóa học ( thói quen uống rượu, sự dụng thuốc quá liều, sử dụng vitamin D quá liều….)
Trong quá trình phát triển Trẻ nhỏ cũng có không ít thói quen xấu có thể ảnh hưởng tới sức khỏe cả cơ thể nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng. Bố mẹ cần lưu ý và có các biện pháp uấn nắn giúp trẻ bỏ dần các thói quen xấu này
BS.CKII Hoàng Thị Bạch Dương – nguyên trưởng khoa bệnh viện Răng Hàm Mặt Hà Nội, giảng viên đào tạo bộ môn Chỉnh nha tại trung tâm đào tạo Y Khoa IDS có chia sẻ với các học viên về các thói quen xấu của trẻ và nhấn mạnh vào việc cần tuyên truyền nhiều hơn nữa đến các vị phụ huynh giúp giảm thiểu các bệnh lý về răng ở trẻ em Việt Nam
-
Mút ngón tay, ngậm núm vú giả
Hầu như bé nào cũng có thói quen mút ngón tay hay ngậm núm vú giả những thói quen này theo thời gian có thể khiến cho hàm dưới và hàm trên của bé dễ bị lệch, răng và xương hàm phát triển lệch lạc, nặng hơn nữa có thể dẫn đến các bệnh lý về cắn hở và hẹp hàm trên.
Bác sĩ Bạch Dương cũng đưa ra hướng xử trí bao gồm có :
– Trẻ mút ngón tay thường có lệch lạc vùng răng cửa sữa trong giai đoạn 3-4 tuổi. Cha mẹ cần để ý và giúp trẻ bỏ thói quen mút tay giúp răng phục hồi về đúng vị trí.
– Nếu thói quen kéo dài sau khi mọc răng cửa thì cần cho trẻ kiểm tra và điều trị chỉnh nha.
-
Ngậm khi ăn
Thói quen này thường có ở các bé khi mới mọc răng và các bé biếng ăn. Ngậm thức ăn quá lâu, thức ăn trong miệng sẽ bị chuyển hóa thành đường, từ đó bám vào răng, gây sâu răng. Hơn nữa việc ngậm thức ăn lâu sẽ khiến các chất dinh dưỡng trong thức ăn không được cơ thể hấp thụ đủ, gây suy dinh dưỡng, gầy yếu.
Bố mẹ cần chú ý để ý xem trẻ ăn đã đủ chưa, không cần nhồi nhét làm trẻ sợ và ngập thức ăn, nên đổi thực đơn thường xuyên để kích thích trẻ ăn nhiều.
-
Ăn hoặc uống sữa trước khi ngủ
Nhiều trẻ có thói quen ăn vặt hoặc uống 1 bình sữa trước khi đi ngủ, thói quen này khiến răng trẻ dễ bị sâu đặc biệt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đối với trẻ ngoài 3 tuổi.

Hình thành các thói quen tốt, ăn uống theo giờ và vệ sinh răng miệng trước khi đi ngủ để tránh các nguy cơ bệnh răng miệng về lâu dài.
-
Ăn vặt quá nhiều
Trẻ có thói quen ăn bánh, kẹo bất kể thời gian nào trong ngày, nó không những khiến bé dễ bị biếng ăn cơm mà còn khiến bé dễ bị sâu răng. Ăn đồ lạnh rồi sau đó lại cho ăn ngay đồ nóng hoặc ngược lại vô cùng có hại cho răng. Răng sữa của bé chưa đủ khỏe để chịu được sự thay đổi này.
Thói quen trên còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sự hấp thụ của trẻ.
-
Vệ sinh răng miệng không thường xuyên và sạch sẽ

Do bản thân trẻ chưa tự ý thức được về vấn đề vệ sinh răng miệng và bản thân bố mẹ trẻ nhiều khi cũng không đặt nặng do nghĩ đó là răng sữa và có thể thay thế tuy nhiên vấn đề đó cũng có thể để lại hậu quả nghiêm trọng về vấn đề răng miệng cho trẻ.
Hãy đánh răng cùng trẻ và tạo cho Bé sự thích thú và hình thành cho trẻ thói quen đánh răng trước khi đi ngủ và đánh răng buổi sáng ( tốt nhất là sau bữa sáng).
Như vậy sức khỏe răng miệng của trẻ phụ thuộc nhiều vào chính Bố mẹ của chúng. Việc chăm sóc và hình thành thói quen tốt cho trẻ và chú ý theo dõi, thăm khám cho trẻ nếu trẻ có các biểu hiện xấu về răng miệng bất kể trẻ ở độ tuổi nào.